Thông tin trên được Hệ thống thông tin Health+ đưa ra tại hội thảo “Khỏe và an toàn để tận hưởng cuộc sống” tổ chức sáng 23/7 tại Hà Nội.Nhiều mẫu nước uống bán trên đường phố tại Hà Nội như trà chanh, trà bát bảo, nước mía, nước trà xanh... nhiễm vi khuẩn và kim loại nặng có thể gây ngộ độc cấp.
Phó GS Hồ Bá Do -Viện phó viện thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết, Viện vừa xét nghiệm 9 mẫu nước uống đường phố thông thường ở thành phố Hà Nội trong tháng 7, để tiến hành làm các xét nghiệm độc lập và khách quan.
Các mẫu nước được lấy để kiểm nghiệm bao gồm: mẫu nước trà chanh (phố Nhà Thờ); mẫu nước mía, mẫu nước nhân trần, mẫu nước trà xanh (đường Đê La Thành); mẫu nước ngô, mẫu trà bát bảo, mẫu nước trà đá (phố Cát Linh); mẫu nhân trần khô (Lãn Ông); mẫu nước vối (phố Hoàng Cầu).
Giáo sư Do cho hay, kết quả xét nghiệm cho thấy hầu hết các mẫu nước trên đều nhiễm vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa và nhiều mẫu chứa kim loại nặng vượt mức cho phép.
Cụ thể, 8/9 số mẫu nước nhiễm vi khuẩn ecoli, 9/9 số mẫu nhiễm vi khuẩn B.cerus. Đây là hai loại vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, 4/9% mẫu nước uống đường phố nhiễm nấm men và nấm mốc vượt quá giới hạn cho phép; đặc biệt 3 mẫu nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân.
Chẳng hạn như, mẫu nước trà chanh ở phố Nhà Thờ, mẫu trà bát bảo và mẫu nước ngô ở phố Cát Linh, mẫu nước mía và mẫu nước trà xanh tại phố Đê La Thành, mẫu nước vối tại phố Hoàng Cầu nhiễm vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa và men mốc.
Đặc biệt, kết quả xét nghiệm cho thấy, mẫu nhân trần khô tại phố Lãn Ông và mẫu nước nhân trần đã pha tại phố Đê La Thành còn có hàm lượng chì hoặc thủy ngân vượt xa giới hạn cho phép, có thể gây ức chế enzyme tổng hợp máu, dẫn đến phá vỡ hồng cầu, tương tác với các vitamin và khoáng chất khác, có thể gây ngộ độc cấp và nguy cơ gây nhiều căn bệnh hiểm nghèo.
Tại hội thảo, phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm -Viện phó viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết nước uống đường phố, bao gồm cả nước đóng chai không rõ nguồn gốc sản xuất có thể có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể như suy giảm chức năng gan, thận gây lão hóa các tế bào của cơ thể.
Vì vậy, những kết quả xét nghiệm sẽ góp phần giúp người tiêu dùng thấy rõ hơn những thành phần gây hại và từ đó có cách sử dụng hợp lý.
Phó giáo sư Lâm khuyến cáo người dân nên chọn những sản phẩm đồ uống có nguồn gốc xuất xứ, có những thành phần có lợi cho sức khỏe và đặc biệt phải có chứng nhận đảm bảo của cơ quan quản lý.
Khuẩn tiêu chảy từ Trà chanh phố Nhà Thờ |
Các mẫu nước được lấy để kiểm nghiệm bao gồm: mẫu nước trà chanh (phố Nhà Thờ); mẫu nước mía, mẫu nước nhân trần, mẫu nước trà xanh (đường Đê La Thành); mẫu nước ngô, mẫu trà bát bảo, mẫu nước trà đá (phố Cát Linh); mẫu nhân trần khô (Lãn Ông); mẫu nước vối (phố Hoàng Cầu).
Giáo sư Do cho hay, kết quả xét nghiệm cho thấy hầu hết các mẫu nước trên đều nhiễm vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa và nhiều mẫu chứa kim loại nặng vượt mức cho phép.
Cụ thể, 8/9 số mẫu nước nhiễm vi khuẩn ecoli, 9/9 số mẫu nhiễm vi khuẩn B.cerus. Đây là hai loại vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, 4/9% mẫu nước uống đường phố nhiễm nấm men và nấm mốc vượt quá giới hạn cho phép; đặc biệt 3 mẫu nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân.
Chẳng hạn như, mẫu nước trà chanh ở phố Nhà Thờ, mẫu trà bát bảo và mẫu nước ngô ở phố Cát Linh, mẫu nước mía và mẫu nước trà xanh tại phố Đê La Thành, mẫu nước vối tại phố Hoàng Cầu nhiễm vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa và men mốc.
Đặc biệt, kết quả xét nghiệm cho thấy, mẫu nhân trần khô tại phố Lãn Ông và mẫu nước nhân trần đã pha tại phố Đê La Thành còn có hàm lượng chì hoặc thủy ngân vượt xa giới hạn cho phép, có thể gây ức chế enzyme tổng hợp máu, dẫn đến phá vỡ hồng cầu, tương tác với các vitamin và khoáng chất khác, có thể gây ngộ độc cấp và nguy cơ gây nhiều căn bệnh hiểm nghèo.
Tại hội thảo, phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm -Viện phó viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết nước uống đường phố, bao gồm cả nước đóng chai không rõ nguồn gốc sản xuất có thể có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể như suy giảm chức năng gan, thận gây lão hóa các tế bào của cơ thể.
Vì vậy, những kết quả xét nghiệm sẽ góp phần giúp người tiêu dùng thấy rõ hơn những thành phần gây hại và từ đó có cách sử dụng hợp lý.
Phó giáo sư Lâm khuyến cáo người dân nên chọn những sản phẩm đồ uống có nguồn gốc xuất xứ, có những thành phần có lợi cho sức khỏe và đặc biệt phải có chứng nhận đảm bảo của cơ quan quản lý.
Sưu tầm by hieu-maya-3d.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét